Cho người không có bằng lái mượn ô tô, nguy cơ đối diện án hình sự
Vụ việc một người mượn xe BMW của người quen gây tai nạn ở Vũng Tàu vào sáng ngày 7/8 vừa qua khiến nhiều người phê phán sự bất cẩn của chủ xe bởi người điều khiển gây tai nạn khai nhận chưa được cấp bằng lái xe (GPLX).
Thế nhưng trong cuộc sống hàng ngày, rất khó để chúng ta từ chối cho người thân, quen mượn xe. Việc giao chìa khóa xe ô tô vào tay người chưa đủ tuổi lái xe hoặc chưa có GPLX xảy ra khá phổ biến, nhất là giao chìa khóa cho thợ rửa xe hay nhân viên bảo vệ khách sạn, nhà hàng.
Cho người không có bằng lái mượn ô tô, nguy cơ đối diện án hình sự.
Rất khó để biết được nhân viên hay bảo vệ đó có đủ điều kiện để lái xe hay không. Cũng không ít trường hợp giao xe cho bạn bè, người thân vì cả nể hoặc vì đã từng thấy họ lái xe nên chủ quan, cứ nghĩ họ đã được cấp bằng lái. Thế nhưng dù vô tình hay cố ý giao xe ô tô cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện thì khi người điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật hoặc gây tai nạn nghiêm trọng thì nguy cơ chủ xe cũng bị xử phạt rất nặng.
Theo quy định tại Điều 58 và Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người điều khiển phương tiện giao thông phải đủ tuổi, sức khỏe và được cấp giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển.
Khoản 10 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
Chủ xe có thể đối diện với hình phạt tù cao nhất lên tới 7 năm nếu cố tình cho người chưa có bằng lái mượn xe.
Nếu giao xe hoặc để cho người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện giao thông thì chủ xe có thể sẽ đối diện với mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân và từ 8 -12 triệu đồng đối với tổ chức. Quy định này được nêu tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt chủ phương tiện vi phạm liên quan đến giao thông đường bộ.
Trong trường hợp cơ quan chức năng xác định chủ xe biết rõ người mượn xe chưa đủ điều kiện tham gia giao thông (như chưa có giấy phép lái xe hoặc vừa sử dụng rượu bia, trong máu có nồng độ cồn vượt quá mức quy định,...) nhưng vẫn cho mượn và người điều khiển xe gây tai nạn nghiêm trọng thuộc các trường hợp quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Chủ xe có thể đối diện với hình phạt tù cao nhất lên tới 7 năm.
Về trách nhiệm bồi thường cho người và tài sản bị thiệt hại do hành vi vi phạm luật giao thông gây ra được thực hiện theo quy định tại Bộ Luật dân sự.
Người điều khiển xe vi phạm luật giao thông gây tai nạn sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người bị tai nạn và bồi thường thiệt hại tài sản. Mức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận, phù hợp với mức độ thiệt hại thực tế.
Nguồn: Tổng Hợp
Tin tức liên quan Xem thêm
- Năm 2024: CSGT chính thức được dừng xe kiểm tra trong những trường hợp nào?
- Kinh nghiệm lái xe cho tài mới: 28 khẩu quyết cần nằm lòng
- Kinh nghiệm tài xế cần biết, những vị trí mặc định cấm được vượt xe
- Ngủ trong ô tô bật điều hòa và những sai lầm gây chết người
- Mẹo hay giúp không bị say xe, đặc biệt hiệu quả với các bạn nữ
- Từ ngày 8-10, phí dịch vụ đăng kiểm ô tô sẽ tăng
- Bạn có biết hãng xe ô tô nào bền nhất hiện nay?
- Những quy định mới liên quan đến lĩnh vực ô tô có hiệu lực từ tháng 9-2022