Loading...
FAQs

Nếu là người khuyết tật vận động thì trong mục Cơ - xương - khớp đã quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe hạng A1 và hạng B1: Cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) là không đủ điều kiện để lái xe hạng A1 và hạng B1.

Như vậy, nếu một người chỉ bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân, các chân và tay còn lại vẫn hoàn toàn bình thường cả về giải phẫu và chức năng thì người đó đủ điều kiện (về cơ - xương - khớp) để lái xe hạng A1 hoặc hạng B1.

Thời gian từ lúc thi sát hạch đến lúc có giấy phép lái xe là 20 – 30 ngày.

Đối với phần thi lý thuyết, học viên cần trả lời đúng 26/30 câu. 30 câu hỏi này nằm trong bộ 450 câu hỏi lý thuyết, học viên sẽ đĐược học kỹ tại trung tâm đào tạo lái xe Số 10.

Đối với phần thi thực hành, bạn cần đạt 80/100 điểm trong 11 bài thi sa hình.

  • Xuất phát.
  • Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
  • Dừng xe, khởi hành trên dốc lên ( thường gọi là đề pa lên dốc ).
  • Đi xe qua hàng đinh, qua đường vuông góc ( chữ Z ).
  • Đi xe qua ngã 4 có tín hiệu điều khiển giao thông.
  • Đi xe qua  đường vòng quanh co ( chữ S ).
  • Ghép xe dọc ( lùi nhà xe ).
  • Dừng xe tại nơi giao với đường sắt.
  • Tăng tốc tăng số.
  • Ghép xe ngang – đỗ xe song song.
  • Kết thúc.

Trường hợp này có thể làm hồ sơ xin cấp lại GPLX. Có thể quay lại nơi đăng ký học và thi GPLX để xin thông tin về GPLX: Số GPLX, ngày câp, ...Sau đó làm hồ sơ xin cấp lại GPLX bao gồm: thông tin về GPLX, Giấy chứng nhận sức khỏe, bản sao CMND, Đơn xin cấp đổi GPLX theo mẫu.

Trong trường hợp bị mất giấy phép lái xe thì có thể làm lại hồ sơ xin cấp lại GPLX mà không phải thi sát hạch lại.

1.  Đối với người Việt Nam:

a. Phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn. Có đủ độ tuổi theo quy định cho từng hạng GPLX :

  • Hạng A1                 : 18 tuổi.
  • Hạng B1, B2           : 18 tuổi.
  • Hạng C                   : 21 tuổi.

b. Đủ sức khỏe theo quy định.

c. Nộp đủ thủ tục hồ sơ theo quy định.

d. Nộp lệ phí thi và cấp GPLX, học phí theo quy định cho từng hạng GPLX.

2. Đối với người nước ngoài:

Ngoài các điểm a, b, c, d ở mục 1 cần thêm điều kiện :

  • Có thời gian cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên và được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Phải đọc, hiểu và viết được tiếng Việt.

Theo như quy định như trên thì khi tham gia giao thông, bắt buộc người điều khiển xe phải mang theo giấy phép lái xe (bằng lái). Cũng theo trên thì pháp luật không quy định về việc dùng những loại giấy tờ khác thay thế giấy phép lái xe.

Đối với người lái xe hạng B1: 

– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

– Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA).

Đối với người lái xe hạng A2,  A3,  A4,  B2,  C,  D,  E,  FB2,  FC,  FD,  FE: thì tiêu chuẩn về tim mạch sẽ khắt khe hơn hai hạng trên. Cụ thể:

– HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu.

– Các bệnh viêm tắc mạch (động – tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.
– Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown.

– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

– Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành.

– Ghép tim.

– Sau can thiệp tái thông mạch vành.

– Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA).
Theo đó thì suy tim cấp độ II trở lên là một trong các trường hợp không được lái các loại xe hạng A2,  A3,  A4,  B2,  C,  D,  E,  FB2,  FC,  FD,  FE.


-Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
-Tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > – 8 diop.
-Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi – thái dương): < 160 mở rộng về bên phải < 70°, mở rộng về bên trái < 70°.
-Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°.
-Bán manh, ám điểm góc.
-Song thị.
-Các bệnh chói sáng.
-Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà).”

Nếu thị lực nhìn xa từng mắt của bạn: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính) hoặc giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà) hoặc thuộc một trong các trường hợp còn lại nêu trên thì cũng không đủ điều kiện thi bằng lái xe hạng C
Ngược lại, nếu mắt của bạn không thuộc trường hợp liệt kê trên đây thì bạn vẫn có thể thi bằng lái xe hạng C.

Ngược lại, nếu mắt của bạn không thuộc trường hợp liệt kê trên đây thì bạn vẫn có thể thi bằng lái xe hạng C.

Căn cứ vào phụ lục 2 Thông Tư Liên Tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe chỉ có tiêu chuẩn về các chuyên khoa như tâm thần, thần kinh, mắt, tai, tim mạch, hô hấp, xương khớp... không có tiêu chí liên quan đến chiều cao, và cân nặng.
 

Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết tuổi đủ điều kiện có thể học bằng lái:

Căn cứ khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Diều 60. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2)”

Như vậy:

Theo quy định trên, người đủ 21 tuổi trở lên được thi bằng lái xe hạng C để điều khiển các loại xe sau đây:

+) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

+) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

+) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2; bao gồm:

Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

Để tham gia một khóa đào tạo lái xe ô tô tại trung tâm Hoàng Gia, học viên chỉ cần chuẩn bị CMND photo và ảnh 3×4. Cụ thể CMND photo cả 2 mặt, ảnh gồm 8 ảnh 3×4 mặc áo có cổ, không đeo kính. Học viên chỉ cần chuẩn bị ảnh và thẻ đồng thời hoàn tất mẫu đăng ký khóa học tại trung tâm là có thể tham gia khóa học ngay.