Các quy định cần biết về bằng lái xe
1. Bằng B2 được lái các loại xe nào?
Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về Giấy phép lái xe hạng B2 như sau:
“4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;”
Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe của Bộ GTVT quy định về giấy phép lái xe ô tô hạng B2 cấp cho người điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô có trọng tải dưới 3,5 tấn;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe bằng B1.
Những loại xe được phép tham gia vận tải kinh doanh như xe tải và máy kéo với 1 rơ móc có trọng tải không vượt quá 3,5 tấn
Như vậy, bằng lái xe hạng B2 được phép điều khiển xe ô tô chở người dưới 09 chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi của người lái xe, ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn, máy kéo có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Với bằng B2, nếu điều khiển các loại xe không thuộc các trường hợp được liệt kê trên đây sẽ coi là vi phạm Luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
2. Thời hạn của bằng lái xe B2
Theo Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008, bằng lái xe B2 là loại giấy phép lái xe có thời hạn.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định Giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày được cấp.
Trường hợp giấy phép lái xe hết thời hạn theo quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT- BGTVT như sau:
- Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
- Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
3. Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe B2 và lỗi không có bằng lái xe B2
Mức phạt đối với lỗi không mang bằng lái xe B2
Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
“ Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;”
Mức phạt đối với lỗi không có bằng lái xe
Có bằng lái xe là điều kiện bắt buộc khi tham gia giao thông. Trường hợp không có bằng lái xe hoặc bằng lái xe hết hạn sẽ bị xử lý như sau:
Theo điểm a, b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“ Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề bằng lái xe B2 của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Để được tư vấn cụ thể hơn khóa đào tạo hạng bằng B2 bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Trung tâm Hoàng Gia để được hỗ trợ.
Tin tức liên quan Xem thêm
- 600 CÂU HỎI ÔN THI LÝ THUYẾT BẰNG B2 NĂM 2023 ĐỀ THAM KHẢO, BỘ ĐỀ 1
- Từ ngày 1-8, tăng phí sát hạch lái xe
- THÔNG BÁO tổ chức ôn tập trước buổi Thi TỐT NGHIỆP tại Trung tâm Sát Hạch HOÀNG GIA
- Khám phá những điều cần biết về bằng lái xe hạng B11
- Bật mí về các quy trình căn bản khi học lái xe B1
- Các bước cơ bản cần biết khi lái xe số sàn
- Tìm hiểu 3 giai đoạn của một khóa học bằng lái ô tô B2 chuẩn
- Người bị tâm thần, thần kinh có được cấp bằng lái xe?