Nghịch ngợm biển báo giao thông có thể phải đi tù
Trả lời câu hỏi "Làm sai ý nghĩa biển báo giao thông có bị phạt? luật sư Đặng Thành Chung cho biết Theo Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, biển báo hiệu giao thông là một trong những hệ thống báo hiệu đường bộ. Các hành vi tự ý tác động đến biển báo làm sai ý nghĩa biển báo ví như vẽ bậy, chỉnh sửa là hành vi nguy hiểm, có thể gây tai nạn giao thông do người tham gia không thể quan sát được biển báo trong quá trình lưu thông, làm mất tác dụng của biển báo. Do vậy, pháp luật nghiêm cấm việc xâm phạm, phá hoại hệ thống báo hiệu đường bộ nói chung và biển báo giao thông nói riêng.
Nghị định 100/2019 quy định đối với các hành vi tự ý tháo dỡ, di chuyển, treo, đặt, làm hư hỏng, làm sai mục đích sử dụng hoặc làm sai lệch biển báo hiệu, là hành vi vi phạm pháp luật; có thể bị phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với cá nhân và 6-10 triệu đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Đặc biệt, trường hợp hành vi gây hậu quả về người và tài sản, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 261 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức hình phạt cao nhất lên đến 10 năm.
Cụ thể, người nào tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác... gây thiệt hại cho người khác như dưới đây thì bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Thiệt hại gồm "làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu đồng....".
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 5-10 năm: Làm chết 3 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên; cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5 đến 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
Luật sư Đặng Thành Chung
Đoàn luật sư Hà Nội
Tin tức liên quan Xem thêm
- Năm 2024: CSGT chính thức được dừng xe kiểm tra trong những trường hợp nào?
- Kinh nghiệm lái xe cho tài mới: 28 khẩu quyết cần nằm lòng
- Kinh nghiệm tài xế cần biết, những vị trí mặc định cấm được vượt xe
- Ngủ trong ô tô bật điều hòa và những sai lầm gây chết người
- Mẹo hay giúp không bị say xe, đặc biệt hiệu quả với các bạn nữ
- Từ ngày 8-10, phí dịch vụ đăng kiểm ô tô sẽ tăng
- Bạn có biết hãng xe ô tô nào bền nhất hiện nay?
- Những quy định mới liên quan đến lĩnh vực ô tô có hiệu lực từ tháng 9-2022