Thủy kích là gì và cách xử lý khi xe ngập nước
Thủy kích là gì?
Thủy kích là hiện tượng thường gặp trong mùa mưa bão.
Thủy kích là hiện tượng mà các tài xế thường xuyên gặp phải khi lái xe ô tô trong mùa mưa bão hay đi qua những vũng nước ngập. Hiện tượng thủy kích động cơ chỉ về tình trạng xe ô tô chết máy do nước tràn vào qua đường hút gió. Theo những chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô, thường thì những chiếc sedan hay hatchback cỡ nhỏ, có khung gầm xe thấp hay gặp hiện tượng thủy kích hơn các mẫu SUV/crossover gầm cao.
Xe bị thủy kích là như thế nào? Hãy cùng Oto tìm hiểu về kỹ hơn về hiện tượng này: Nếu chiếc xe mới chỉ bị thủy kích khi đi qua vùng ngập nước và động cơ bị hỏng thì dù sửa chữa như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe, trừ khi thay cả khối động cơ. Những trường hợp bị thủy kích nặng, ngâm nước trong thời gian lâu và được "mông má" lại để bán thì cần chú ý các chi tiết khuất như các đầu nối cửa xe, các mép cửa, các chi tiết dưới ghế ngồi,... sẽ phát hiện ra điều "khác lạ". Các chi tiết nằm ở vị trí khuất khi bị ngâm nước trong thời gian dài sẽ rất đẽ bị oxi hóa, gỉ sét hoặc ố vàng khó mà khắc phục.
Hậu quả của hiện tượng thủy kích
Khi nước tràn vào xe sẽ tạo nên một lực ép lớn, đối đầu với áp lực từ các piston đang từ dưới đẩy mạnh lên hỗn hợp khí nạp. Trong trường hợp này, nếu như tài xế vẫn cố khởi động xe ô tô vô tình khiến cho lượng nước tràn vào càng nhiều với lực càng mạnh làm cho các tay biên piston bị biến dạng, thậm chí là bị gãy, hỏng hóc.
Khi tay biên piston gãy sẽ làm chất lượng hoạt động của xi lanh bị giảm sút và làm hỏng trục cơ, thủng vỡ lốc máy ô tô khiến động cơ xe bị hư hỏng nghiêm trọng.
Thủy kích tấn công khiến cho động cơ xe có nguy cơ bị hỏng hóc nặng.
Ngoài động cơ, thủy kích còn tác động xấu đến hệ thống điện xe ô tô. Khi xe ngập nước, hệ thống điện trên xe ô tô như đèn, còi, hệ thống âm thanh giải trí... sẽ bị ảnh hưởng như có thể bị gỉ sét hay cháy.
Đồng thời nếu xe ngập nước quá lâu trong điều kiện nước có nồng độ muối cao thì nguy cơ gầm xe và vỏ xe bị ăn mòn rất cao. Trong trường hợp xe ngập ở mực nước sâu, những chi tiết trong khoang nội thất ô tô như thảm lót sàn hay ghế ngồi cũng sẽ bị ngấm nước, ẩm mốc và hư hỏng.
Theo các bác tài nhiều năm kinh nghiệm lái xe, chi phí để sửa chữa những hỏng hóc liên quan đến động cơ xe ô tô không hề rẻ, nếu không muốn nói là rất đắt đỏ. Chi phí sẽ rơi vào tầm vài chục triệu đồng nếu như chỉ thay tay biên piston và con số sẽ đội lên rất nhiều nếu như hệ thống điện và động cơ xe bị hỏng. Đặc biệt là đối với những mẫu xe sang, chi phí thay phụ tùng rất lớn.
Chưa kể đến, những chiếc ô tô bị thủy kích nhiều lần không được chăm sóc và bảo dưỡng xe tốt thông thường giá trị thanh khoản không cao. Khi muốn bán lại, những chiếc xe ô tô cũ này có giá chuyển nhượng thấp.
Lái xe qua vùng nước ngập rất dễ gặp hiện tượng thủy kích.
Kinh nghiệm lái xe qua các vũng nước ngập và cách xử lý khi xe ngập nước
Với thời tiết nhiệt đới gió mùa và trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều điểm hạn chế, vào mùa mưa bão nhiều tuyến đường trọng điểm tại các thành phố lớn ở Việt Nam thường xảy ra tình trạng bị ngập úng.
Tình trạng này khiến giao thông bị ùn tắc nghiêm trọng và các phương tiện xe ô tô, xe máy gặp hiện tượng thủy kích, dẫn đến thiệt hại về tài sản và cả sự an toàn của những người tham gia lưu thông.
Nếu buộc phải lưu thông trong những ngày mưa, người lái có thể chủ động lựa chọn tuyến đường phù hợp để tránh được những đoạn đường có thể ngập nước và ùn tắc kéo dài. Thông thường, mực nước an toàn để xe ô tô có thể đi qua là dưới 25cm.
Chính vì vậy, khi xe ô tô bị ngập nước, các tài xế phải thật sự bình tĩnh để có thể xử lý tình huống này.
Cần quan sát kỹ mọi tình huống trước khi điều khiển xe đi qua vũng nước ngập.
- Khi lái xe qua tuyến đường bị ngập nước, hạn chế lấy gió qua hệ thống nạp khí bằng cách tháo lọc gió động cơ để lấy gió từ khoang máy. Thao tác này sẽ giúp hạn chế nước tràn vào đường hút gió dẫn đến hiện tượng thủy kích động cơ.
- Quan sát những chiếc xe lưu thông xung quanh để có thể áng chừng mực nước ngập. Lưu ý không di chuyển quá gần với những xe khác, tránh tình huống các sóng nước dâng cao có cơ hội xâm nhập vào đường hút gió động cơ.
- Tắt hệ thống điều hòa, duy trì ổn định vận tốc chậm rãi tùy vào tình hình thực tế. Điều chỉnh chế độ lái bán tự động ở số 1 nếu như bạn đang lái xe sử dụng số tự động và không được nhấn côn nếu là xe số sàn.
- Không tăng tốc đột ngột bởi khi tăng ga, ở vòng tua máy cao, nước tràn vào nhiều tạo ra lực nén mạnh khiến cho các tay biên piston bị gãy dẫn đến ô tô bị chết máy.
- Khi xe ngập nước và bị thủy kích khiến động cơ ngừng hoạt động, tài xế cần ghi nhớ không được khởi động lại xe. Cũng không nên tự sửa chữa máy móc động cơ nếu bạn không có kinh nghiệm. Tốt nhất là bạn nên rút chìa khóa, quan sát mực nước để ra khỏi xe an toàn mà không để nước tràn vào xe và gọi cho đội cứu hộ, các kỹ thuật viên sẽ có mặt kịp thời để xử lý sự cố này.
- Khi đã vượt qua vùng nước ngập, cần thực hiện thao tác rà phanh thêm 1 đoạn đường ngắn nữa để loại bỏ nước lọt vào đường nạp gió. Việc tiếp theo là xuống xe và kiểm tra tình trạng khoang máy xe ô tô.
Ngoài cách xử lý khi xe ngập nước mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, những người sử dụng xe ô tô cũng có thể tham khảo phương án mua bảo hiểm thủy kích cho xế yêu. Hiện nay trên thị trường ô tô có rất nhiều gói bảo hiểm thủy kích dành cho xe hơi với mức chi phí rơi vào khoảng 0,3 - 0,5% giá trị sử dụng của chiếc ô tô.
Để lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với mẫu xe của mình các chủ xe nên tìm hiểu thông tin kỹ càng và nên mua ở những đại lý xe chính hãng để được tư vấn chi tiết nhất.
Không nên tăng tốc đột ngột khi đi qua vũng nước ngập để tạo cơ hội thủy kích tấn công.
Ngoài ra, nếu như đang có ý định mua một chiếc xe ô tô, nếu có điều kiện bạn có thể quan tâm đến những mẫu xe gầm cao hơn so với những chiếc xe có kết cấu khung gầm thấp. Tuy nhiên trong trường hợp này, bạn cũng phải lưu tâm đến nhiều yếu tố khác để mua được một chiếc xe thật sự phù hợp với bản thân. Và cũng cần nhớ 1 điều rằng nếu như bạn không có kỹ năng lái xe tốt thì kể cả xe khung gầm cao cũng không thoát khỏi tình cảnh bị thủy kích động cơ khi lưu thông trong ngày mưa bão.
Tin tức liên quan Xem thêm
- Hướng dẫn "Lái Xe Vào Cua" cho tài mới
- Bí quyết lái xe an toàn ban đêm | 7 Lưu ý quan trọng dành cho người lái mới
- Làm sao để Chốt Giá xe ô tô mới mà không lo bị hớ?
- Top 5 lỗi lái xe thường gặp và cách phòng tránh để lái xe an toàn
- Kỹ năng để chân ga chuẩn xác và kinh nghiệm tránh đạp nhầm chân ga
- Vô lăng bị khóa, nguyên nhân và cách khắc phục
- Một số mẫu ô tô có tới hai nút bấm trên cửa khoang hành lý, tại sao?
- Lưu ý : Ngồi ghế sau trên ô tô không thắt dây an toàn vẫn bị phạt tiền