Loading...
Tin tức

Vô lăng bị khóa, nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng vô lăng bị khóa là hiện tượng thường gặp khiến nhiều tài xế mới hoang mang, cách xử lý hiện tượng này cũng khá đơn giản.
Vô lăng bị khóa, nguyên nhân và cách khắc phục

Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, vô lăng bị khóa là tình trạng vô lăng bị cứng không thể xoay chuyển được. Đây là tình huống thường gặp trên các dòng xe phổ thông. Nếu gặp phải tình huống này, nhiều tài mới sẽ bị hoang mang, không biết phải xử trí thế nào. 

Thông thường, những tài mới thường gặp phải lỗi này do tài xế vẫn cố xoay vô lăng dù xe đã tắt máy. Theo nguyên lý vô lăng sẽ khi khóa khi ô tô đã tắt máy, bơm trợ lực cũng không hoạt động nên vô lăng sẽ bị khóa cứng. Còn đối với những xe sử dụng hệ thống trợ lực điện, vô lăng bị nặng khi tắt máy, vì động cơ không hoạt động dẫn đến bơm dầu thủy lực hỗ trợ sẽ mất nguồn cấp năng lượng. 

Nhiều tài mới cảm thấy hoang mang khi vô lăng bị khóa chặt.

Lỗi này thường gặp nhất là do tài xế cố tình xoay vô lăng để chỉnh lại bánh xe cho thẳng sau khi đã đỗ xe và tắt máy xe. Khi vô lăng bị khóa sẽ không gây ra hư hỏng, thiệt hại gì đến hệ thống lái của xe. Đây không phải là xe đang gặp lỗi mà chỉ là một tính năng an toàn. Khóa vô lăng chỉ kích hoạt nếu xe tắt máy và khi tài xế quay vô lăng vài độ sang trái hoặc phải, lúc này ổ khóa sẽ gắn với khe khóa, ngăn không cho vô lăng quay thêm. 

Tài xế cần gài chìa và lắc nhẹ vô lăng để mở khóa.

Có hai lý do chính đáng để kích hoạt tính năng này. Đầu tiên, đây là một thiết bị chống trộm: nếu ai đó đột nhập vào xe, tay lái xe bị khóa theo một hướng. Thứ hai, đó là một thiết bị an toàn: khi đỗ xe trên đồi và quay bánh về phía lề đường, tay lái bị khóa sẽ giữ cho xe không bị đâm thẳng xuống dốc trong trường hợp dừng/đỗ xe không thành công.

Cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề này là chỉ cần khởi động lại máy, vô lăng sẽ tự động mở khóa. Đối với những mẫu xe hơi vẫn sử dụng chìa khóa cơ, tài xế cần cắm chìa khóa vào ổ và lắc nhẹ vô lăng. Để tránh hiện tượng này, trước khi dừng/đỗ xe, tài xế cần kéo phanh tay, nhả vô lăng, cài số về P và tắt động cơ. Sau đó, không chạm vào vô lăng cho đến khi sẵn sàng khởi động lại động cơ.

Trường hợp trên cũng rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng vô lăng bị nặng. Đây là vấn đề phổ biến trên các dòng xe sử dụng hệ thống trợ lực điện. Nếu máy tắt, bộ phận bơm dầu hỗ trợ hệ thống lái và phanh không thể hoạt động, do vậy tay lái thường có cảm giác nặng hơn. 

Tin tức liên quan Xem thêm

Tin xem nhiều
Cách tránh đạp nhầm chân ga lưu ý cho phụ nữ và để chân ga thế nào là chính xác !
Những đồ vật cấm kỵ để trong ô tô khi đỗ xe dưới trời nắng
Tất tần tật những điều cần biết về lý thuyết học bằng lái xe hạng C