Xe bị thủy kích và bị ngập nước, phân biệt được sẽ giúp bạn tránh bị 'chặt chém' mùa mưa bão?
Mỗi trận mưa to, nhiều tuyến phố nội đô bị ngập nặng khiến nhiều ô tô bị hỏng nặng do bị ngâm nước. Tuy nhiên, để không bị chặt chém khi đưa xe đến gara sửa chữa, bạn cần phân biệt được sự khác nhau giữa hai tình trạng ô tô bị thủy kích và ngập nước.
1. Ô tô bị ngập nước
Phân biệt xe bị thủy kích và bị ngập nước: Kỹ năng giúp bạn tránh bị "chặt chém" mùa mưa bão.
Khi xe đang dừng/đỗ (động cơ không hoạt động) gặp nước tràn vào xe, khiến xe bị ngâm nước trong thời gian dài. Nếu dừng đỗ ở nơi ngập lụt do mưa to, nước mưa mới thỉ tràn vào sàn xe thì chủ xe có thể yên tâm chờ nước rút bởi tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục mà không gây ảnh hưởng tới các chức năng hoạt động cũng như giá trị của chiếc xe.
Khi mực nước vượt mức an toàn, ống xả ô tô bị bao phủ bởi nước, người điều khiển ô tô không nên vội vàng khởi động lại máy. Hãy bình tĩnh tháo cực ấn cắm ắc quy. Nếu xe bị nước tràn vào, làm ngập sàn xe, bạn không lên tự xử lý mà hãy gọi cứu hộ để có phương án xử lý đúng cách.
2. Ô tô bị thủy kích
Thủy kích là nỗi ám ảnh đối với hầu hết người sở hữu ô tô, đặc biệt là khi đối mặt với cơn mưa, bão bất ngờ và phải vượt qua vùng ngập nước sâu quá tâm bánh xe. Thủy kích thường xảy ra khi xe đang hoạt động, nước ngập tràn vào đường hút gió của máy khiến xe bị chết máy đột ngột. Nếu lái xe vẫn cố tình khởi động máy sẽ tạo điều kiện cho nước hút sâu vào động cơ, dẫn đến hỏng hóc nghiêm trọng, có thể dẫn đến chết máy.
Thủy kích là nỗi ám ảnh đối với hầu hết người sở hữu ô tô.
Nếu đang điều khiển xe đi trên đường ngập nước, nhận thấy xe có dấu hiệu bất thường, bạn nên tắt ngay động cơ nhằm giảm tối đa lượng nước tràn vào khoang động cơ. Tuyệt đối không nên đề máy nổ trở lại. Khi đã chắc chắn nước rút hết khỏi buồng đốt, bạn tháo bu-gi và kim phun để kiểm tra, thấy an toàn mới bắt đầu khởi động xe.
Nếu không có kinh nghiệm đánh giá về tình trạng xe, bạn nên tìm cách đưa xe lên vị trí cao ráo để tránh nước tràn vào nhiều, gây hỏng hóc một số chi tiết, gọi cứu hộ xử lý. Xe bị thủy kích thường rất tốn kém tiền sửa chữa dù mức độ nặng hay nhẹ. Ngoài ra, xe bị thủy kích khó bán và thường bán với giá thấp hơn so với bình thường.
Theo các chuyên gia, khi chọn mua ô tô cũ, ngoài việc nhờ tới sự hỗ trợ của những người đáng tin, hiểu biết về ô tô để tránh mua phải ô tô đã từng bị ngập nước, thủy kích,... bạn nên chọn nơi giao dịch uy tín, công khai minh bạch thông tin và hỗ trợ bạn xác minh thông tin xe.
Tin tức liên quan Xem thêm
- Cảnh báo tình trạng giả mạo Giấy Phép Lái Xe | Hậu quả khôn lường và cách phòng tránh
- Năm 2024: CSGT chính thức được dừng xe kiểm tra trong những trường hợp nào?
- Kinh nghiệm lái xe cho tài mới: 28 khẩu quyết cần nằm lòng
- Kinh nghiệm tài xế cần biết, những vị trí mặc định cấm được vượt xe
- Ngủ trong ô tô bật điều hòa và những sai lầm gây chết người
- Mẹo hay giúp không bị say xe, đặc biệt hiệu quả với các bạn nữ
- Từ ngày 8-10, phí dịch vụ đăng kiểm ô tô sẽ tăng
- Bạn có biết hãng xe ô tô nào bền nhất hiện nay?