Xử lý thế nào với đèn pha ô tô sử dụng lâu bị ố vàng?
Hỏi: Gần đây, đèn pha chiếc xe ô tô của gia đình tôi bị ố vàng ngay tâm đèn, khiến luồng ánh sáng yếu hẳn đi. Xin tư vấn nguyên nhân và cách xử lý?
Ảnh minh họa
Chuyên gia giao thông cho biết : Sau thời gian sử dụng khoảng trên 5 năm, các chủ xe có thể dễ dàng nhận thấy đèn xe có dấu hiệu xuống cấp và ố vàng.
Nguyên nhân chính vì lớp nhựa bọc bên ngoài đèn ô tô là nhựa polycarbonate trong suốt, có nhược điểm dễ bị ảnh hưởng bởi tia UV và thời tiết như nước mưa, bụi bẩn, nhiệt độ...
Việc đầu tiên cần làm trước khi xử lý mọi vấn đề với đèn pha xe ô tô đó là làm sạch. Chủ xe nên rửa đèn với nước xà phòng, rồi rửa lại bằng nước và lau sạch bằng khăn.
Sử dụng băng dính chuyên dụng cho xe để dán xung quanh đèn trước khi thực hiện bước tiếp theo. Dán kín hết những phần hở, lưu ý không dán vào phần bị ố vàng.
Việc dán như vậy mục đích để bảo vệ các gioăng cao su bọc xung quanh đèn (nếu có) không bị tác động bởi giấy nhám hay dung dịch.
Sau đó, dùng kem đánh răng bôi vào các vị trí ố vàng. Cho kem đánh răng vào khăn, lau toàn bộ đèn, sau đó rửa lại với nước và lau khô.
Kem đánh răng có tính ăn mòn nhẹ, có thể loại bỏ chất bẩn và lấp đầy các vết trầy, đồng thời đánh bóng phần nhựa của đèn.
Sau khi đã làm sạch đèn, sử dụng kem đánh bóng bôi trực tiếp lên đèn pha theo chiều dọc và dùng khăn mềm xoa đều để khôi phục độ trong của đèn.
Tại bước này, nếu bạn có máy đánh bóng chuyên dụng cho xe thì công đoạn sẽ đỡ tốn thời gian hơn.
Tin tức liên quan Xem thêm
- Hướng dẫn "Lái Xe Vào Cua" cho tài mới
- Bí quyết lái xe an toàn ban đêm | 7 Lưu ý quan trọng dành cho người lái mới
- Làm sao để Chốt Giá xe ô tô mới mà không lo bị hớ?
- Top 5 lỗi lái xe thường gặp và cách phòng tránh để lái xe an toàn
- Kỹ năng để chân ga chuẩn xác và kinh nghiệm tránh đạp nhầm chân ga
- Vô lăng bị khóa, nguyên nhân và cách khắc phục
- Một số mẫu ô tô có tới hai nút bấm trên cửa khoang hành lý, tại sao?
- Lưu ý : Ngồi ghế sau trên ô tô không thắt dây an toàn vẫn bị phạt tiền