Mẹo xử lý các tình huống bất ngờ khi lái xe ô tô
Tầm nhìn hạn chế với phương tiện nhỏ
Khả năng quan sát của mỗi lái xe thường bị ảnh hưởng bởi mui xe. Khi đó, những phương tiện nhỏ sẽ rất dễ trở thành điểm mù đối với tài xế. Đặc biệt, khi chuyển hướng xi nhan rẻ phải và đánh lái với tốc độ thấp.
Khi bạn ở trong những tình huống này, lái xe tuyệt đối không nên đi nhnah mà phải chú ý quan sát hai gương chiếu hậu, giảm ga, đệm phanh để có thời gian xử lý những tình huống bất ngờ do người đi bộ hoặc phương tiện nhỏ khác gây ra. Đặc biệt, khi chuyển hướng xi nhan rẽ phải và đánh lái vs tốc độ thấp.
Tình huống nổ lốp xe
Với tình huống nổ lốp xe thì sẽ khiến cho hầu hết các tài xế sẽ bị giật mình và mắc sai lầm nghiêm trọng đó là phan gấp và tấp thẳng vào lề khi vẫn còn đang trên cao tốc.
Trường hợp này theo nghiên cứu của các chuyên gia đã có các bước hướng dẫn xử lý như sau:
- Tài xế cần giữ tiếp chân ga trong vòng 2s và tiếp tục lái thẳng về phía trước. Sau 2s thì nhả từ từ chân ga cho vận tốc của xe giảm xuống khoảng 45km/h thì hãy bắt đầu bật xi – nhan và cho xe tấp vào lề.
- Theo thống kê, hầu hết các vụ nổ lốp xảy ra trên đường cao tốc nguyên nhân là vì thời tiết nóng và lốp xe bị non. Vậy nên trước khi tham gia giao thông trên đường bạn hãy thường xuyên kiểm tra áp suất lốp hoặc sử dụng hệ thống hiển thị.
Dừng gấp khi có hệ thống ABS hoặc không có hệ thống ABS
Khi có hệ thống ABS:
Nếu xe bạn có hệ thống ABS thì bạn hãy tự tin mà đạp mạnh chân phanh xuống tận sàn, giữ chặt cho tới khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên, nên nhớ hệ thống ABS chỉ hỗ trợ còn bạn mới là người cầm lái. Bạn cần tập trung để điều khiển xe, trong khi ABS chịu trách nhiệm nhấn-nhả phanh (khoảng 15s)
Khi hệ thống không có ABS:
- ABS mới phổ biến nên các tài xế gặp phải tình huống này rất nhiều. Thao tác đúng nhất lúc dừng khẩn cấp là tiếp tục giữ chân phanh. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo không nhấn quá mạnh tới mức bánh xe bị khóa cứng, dẫn tới trượt trên mặt đường.
- Nếu đã lỡ nhấn hết chân phanh, hãy nhả ra chút ít rồi tiếp tục nhấn theo kiểu kiểu nhấp-nhả liên tục và kết hợp với tay lái để xe dừng đúng chỗ. Ngoài ra, khi phải dừng khẩn cấp, nhiều tài xế thường đánh hết lái về phía trái hoặc phía phải. Vì vậy, đừng nhả hẳn phanh khi xe chưa ở trong tầm kiểm soát.
Xe di chuyển lệch hướng
Trong trường hợp hai bánh xe bị chệch hướng do mất lái, tài xế cần giảm tốc và tiếp tục giữ vô-lăng thẳng. Khi đó, chiếc xe sẽ từ từ giảm tốc và tài xế có thể nhẹ nhàng lái xe về trục đường chính.
Tốt nhất, bạn nên tránh xa chân phanh trên xe. Ngoại trừ trường hợp cả bốn bánh xe đều sắp lao chệch đường hoặc xe chuẩn bị đâm vào vật cản nguy hiểm, nếu không, tài xế tuyệt đối không nên phanh gấp khi xe mất lái.
Xe trượt bánh
Tình huống trượt bánh sẽ khiến xe bị lệch hướng lái và nguy cơ va chạm với xe đi cùng chiều.
Đối với tình huống này, đừng cố gắng phanh, cố gắng đánh lái. Việc của tài xế là lập tức nhả chân ga và giữ bình tĩnh, chờ cho xe trở lại tình trạng kiểm soát, lốp bám đường.
Trên đây là một số kinh nghiệm xử lý những tình huống bất ngờ khi lái xe ô tô, Trung tâm Hoàng Gia gửi đến bạn đọc để giúp độc giả của trung tâm được an toàn hơn trên mọi nẻo đường.
Tin tức liên quan Xem thêm
- Hướng dẫn "Lái Xe Vào Cua" cho tài mới
- Bí quyết lái xe an toàn ban đêm | 7 Lưu ý quan trọng dành cho người lái mới
- Làm sao để Chốt Giá xe ô tô mới mà không lo bị hớ?
- Top 5 lỗi lái xe thường gặp và cách phòng tránh để lái xe an toàn
- Kỹ năng để chân ga chuẩn xác và kinh nghiệm tránh đạp nhầm chân ga
- Vô lăng bị khóa, nguyên nhân và cách khắc phục
- Một số mẫu ô tô có tới hai nút bấm trên cửa khoang hành lý, tại sao?
- Lưu ý : Ngồi ghế sau trên ô tô không thắt dây an toàn vẫn bị phạt tiền