Nội thất xe ô tô có thể trở nên độc hại khi nào và cách xử trí
Nội thất ô tô vốn đã có chứa các chất độc hại trong các chất liệu.
Theo những người có kinh nghiệm sử dụng xe hơi, nội thất xe ô tô vốn dĩ đã có chứa một số vật liệu có chứa các chất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Có 2 thời điểm nội thất ô tô trở nên độc hại hơn cả: khi mới mua xe và vào những ngày nắng nóng.
Vậy làm thế nào để giảm bớt sự ảnh hưởng của các chất độc hại này lên sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Khi nào thì nội thất ô tô đặc biệt độc hại?
Khi xe mới
Khi xe mới được đưa về, nội thất xe ô tô vẫn còn mới tinh, một số người muốn tận hưởng mùi xe mới mà cứ hít lấy hít để cái “hương thơm quyến rũ” đó mà không hề biết rằng hàng tấn các chất độc hại cứ thế thẩm thấu vào trong cơ thể.
Qua quá trình sử dụng, lau chùi, mùi hương đó cũng phai nhạt dần, một lượng nhất định các chất độc hại trên bề mặt cũng từ đó mà biến mất. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể loại bỏ các chất độc hại trên bề mặt còn phần lớn các chất này ở bên trong của các bộ phận nội thất.
Vào những ngày nắng nóng
Vào những ngày nắng nóng, như mùa hè ở nước ta, việc tiếp xúc với nhiệt đẩy mạnh sự thoát khí, khiến cho hơi độc bên trong xe bắt đầu được khuấy lên và giải phóng. Quá trình tương tự cũng xảy ra khi nội thất xe tiếp xúc với tia cực tím.
Vào những ngày nắng nóng, các chất độc hại trong cabin ô tô sẽ bốc lên.
Những chất độc hại có trong nội thất xe của bạn là những chất nào?
Có vô vàn những chất độc hại trong nội thất xe ô tô. Tuy nhiên, chúng tôi xin được liệt kê ra một vài chất quen thuộc và nguy hiểm dưới đây.
-
Vinyl: một chất liệu giống nhựa có chứa trong hầu hết các bộ phận nội thất ô tô;
-
Các chất làm chậm quá trình cháy: có tác dụng bảo vệ lái xe và hành khách khỏi hơi nóng từ khoang động cơ và khí thải;
-
Kim loại nặng và nhựa: có trong các bộ phận khác nhau của nội thất ví dụ như bảng điều khiển, tay nắm mở cửa.
Cabin ô tô có rất nhiều chất độc hại, nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bạn hít phải các khí độc trong nội thất ô tô?
Mặc dù rất hiếm khi người sử dụng xe phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ các chất độc hại có trong cabin ô tô, nhưng bạn vẫn nên nắm được các các hậu quả của việc tiếp xúc với quá nhiều các chất này.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm: đau đầu và buồn nôn. Nếu như bạn tiếp xúc với các chất độc hại này trong một thời gian dài, các hậu quả có thể xảy ra là: hệ thần kinh bị tổn thương, mất trí nhớ hay thậm chí là ung thư và biến đổi gen.
Bạn có thể làm gì để giảm thiểu những ảnh hưởng của các chất độc hại này đến cơ thể?
Mặc dù các nhà sản xuất ô tô luôn cố gắng hết sức để hạn chế các chất độc hại trong nội thất xe hơi, nhưng việc loại bỏ hoản toàn các chất này là điều không thể. Các bạn có thể làm theo một số hướng dẫn sau đây để giảm bớt ảnh hưởng của chúng.
-
Bạn cần giữ cho cabin ô tô thông thoáng. Điều này sẽ làm cho các chất độc hại thoát ra ngoài và tạo điều kiện cho không khí trong lành từ bên ngoài vào bên trong xe;
-
Khi vừa mua xe mới, hãy lái xe đi vài vòng với cửa kính hạ thấp để các chất hóa học có thể thoát ra ngoài.
-
Khi bạn mới lên xe, đừng bật điều hòa ngay, hãy mở cửa kính và lái xe đi vài phút trước khi đóng toàn bộ cửa kính và bật điều hòa để các chất độc hại có thể thoát ra ngoài và không khí trong lành bên ngoài có thể vào trong xe.
-
Nếu như có điều kiện, bạn có thể cân nhắc mua một số loại phụ kiện ô tô ví dụ như tấm bảo vệ xe khỏi các tia UV để ngăn chặn tia nắng mặt trời gây hại lên ghế, bảng điều khiển và các bộ phận khác của cabin xe.
Khi mới vào xe, bạn nên mở cửa kính vài phút, giúp không khí trong xe được lưu thông.
Bải viết trên giải thích các thời điểm mà nội thất ô tô trở nên cực kỳ độc hại, các hậu quả nếu như bạn tiếp xúc với các chất độc hại trong một thời gian dài và cách để giảm thiểu các hậu quả đó. Hy vọng với bài viết này các bạn sẽ biết cách làm cho cabin ô tô của mình trở nên an toàn hơn và có những chuyến đi vui vẻ cùng gia đình và bạn bè.
Tin tức liên quan Xem thêm
- Kinh nghiệm lái xe đường dài dành cho tài mới đi xa lần đầu
- Hướng dẫn "Lái Xe Vào Cua" cho tài mới
- Bí quyết lái xe an toàn ban đêm | 7 Lưu ý quan trọng dành cho người lái mới
- Làm sao để Chốt Giá xe ô tô mới mà không lo bị hớ?
- Top 5 lỗi lái xe thường gặp và cách phòng tránh để lái xe an toàn
- Kỹ năng để chân ga chuẩn xác và kinh nghiệm tránh đạp nhầm chân ga
- Vô lăng bị khóa, nguyên nhân và cách khắc phục
- Một số mẫu ô tô có tới hai nút bấm trên cửa khoang hành lý, tại sao?