Tất tần tật những điều cần biết trước khi học bằng lái B1
Tổng quan về bằng Lái Xe B1 - số Tự Động
Hiện nay, tại Việt Nam, bằng lái xe (giấy phép lái xe) ô tô phổ biến nhất thường được người dân sử dụng vẫn là bằng hạng B bao gồm B1 và B2. Đây là loại bằng lái dành cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng dưới 3,5 tấn.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người sử dụng xe số tự động nên nhu cầu có thêm loại bằng lái dành riêng cho xe số tự động nảy sinh. Từ đó, ngày 1/1/2016, bằng lái xe số tự động chính thức được Bộ GTVT bổ sung và áp dụng.
Bằng B1: Cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Giấy phép lái xe hạng B1 khác B2 như thế nào?
Bằng lái B1 hết hạn khi tài xế nam đủ 60 và tài xế nữ 55 tuổi, trong khi bằng B2 có thời hạn chỉ 10 năm.
Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải, giấy phép lái xe hạng B gồm ba loại: B1 số tự động, B1, và B2.
Điểm khác nhau giữa B1 và B2: Người có giấy phép lái xe hạng B1 số tự động và B1 không được hành nghề lái xe. Ngược lại, giấy phép lái xe hạng B2 không có hạn chế này.
Cùng nhau tìm hiểu 3 loại trên:
Giấy phép hạng B1 số tự động hay gọi là B11: chỉ cho phép điều khiển xe số tự động, bao gồm ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải có tải trọng dưới 3.500 kg và ôtô dùng cho người khuyết tật. Không được kinh doanh vận tải
Giấy phép lái xe hạng B1 cũ cho phép lái cả xe số tự động và số sàn, bao gồm cả các phương tiện như hạng B1 số tự động nêu trên và xe kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Không được kịnh doanh vận tải.
Giấy Phép lái xe hạng B2 là: Lái xe otô chở người đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải, mát kéo rơ móc có tải trọng dưới 3,5 tấn và lái xe hạng B1 . Được phép kinh doanh vận tải.
Giấy phép lái xe hạng B1 hết hạn khi người lái xe đủ 55 tuổi với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam. Nếu khi cấp bằng, tài xế nam trên 55 tuổi và tài xế nữ dưới 45 tuổi, thời hạn là 10 năm.
Giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Theo điều 13 của Thông tư, thời gian đào tạo hạng B1 số tự động cần đạt 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340), trong khi số giờ đào tạo hạng B1 (số tự động và số sàn) là 556 (lý thuyết: 136 giờ, thực hành lái xe: 420).
Đối với bằng hạng B2, thời gian đào tạo là 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420)
Thi bằng lái xe B1 cần điều kiện gì?
Điều kiện học lái xe tự động B1:
- Công Dân Việt Nam 18 tuổi, đủ sức khỏe
- Hồ sơ đăng ký dự thi bằng lái B1 của người học lái xe tự động: Lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại trung tâm sát hạch lái xe 365 bao gồm:
- Đơn đề nghị học,thi sát hạch để cấp giấy phép lái xe
- Bản photo chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Thời hạn của giấy phép lái xe:
- Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTV quy định về thời hạn của bằng lái xe như sau:
- Bằng lái xe hạng A1, A2, A3: Không có thời hạn.
- Bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì bằng lái được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Bằng lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp./.
Tin tức liên quan Xem thêm
- Hướng dẫn "Lái Xe Vào Cua" cho tài mới
- Bí quyết lái xe an toàn ban đêm | 7 Lưu ý quan trọng dành cho người lái mới
- Làm sao để Chốt Giá xe ô tô mới mà không lo bị hớ?
- Top 5 lỗi lái xe thường gặp và cách phòng tránh để lái xe an toàn
- Kỹ năng để chân ga chuẩn xác và kinh nghiệm tránh đạp nhầm chân ga
- Vô lăng bị khóa, nguyên nhân và cách khắc phục
- Một số mẫu ô tô có tới hai nút bấm trên cửa khoang hành lý, tại sao?
- Lưu ý : Ngồi ghế sau trên ô tô không thắt dây an toàn vẫn bị phạt tiền